Nhiều người chọn nghề nuôi chim yến để khởi nghiệp nhưng lại không biết cách nuôi chim yến trong nhà như thế nào để hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Hãy dành thời gian đọc bài này của chúng tôi nhé!
Tại sao nên chọn nghề nuôi chim yến trong nhà để khởi nghiệp?
Tổ chim yến là một trong những thực phẩm vô cùng quý giá. Với nhiều công dụng mà tổ yến mang lại cho sức khỏe con người nên yến sào đã trở thành món thực phẩm siêu lợi nhuận. Vì nhu cầu sử dụng yến của con người ngày càng cao, mà khả năng cung cấp yến tự nhiên ngày càng khan hiếm. Cho nên việc lựa chọn nuôi chim yến trong nhà là một hướng đi đúng đắn. Nhất là đối với các bạn trẻ muốn làm giàu từ nghề này.
Kĩ thuật nuôi yến trong nhà:
Chim yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong các hang động tự nhiên. Do đó nuôi chim yến trong nhà cần phải tạo một môi trường sống y như bên ngoài thiên nhiên để chúng có thể sinh sản, xây tổ một cách tự nhiên.
Nuôi yến trong nhà không hề đơn giản, muốn thu được những tổ yến có giá trị, tương đương với vốn đầu tư mà người nuôi đã bỏ ra thì cần phải chú ý đến kĩ thuật. Có thể thấy, nuôi yến thành công cần rất nhiều yếu tố. Sau đây xin chia sẻ với các bạn một số cách nuôi yến trong nhà thành công.
Mô hình nhà yến
- Chọn không gian nuôi yến
Phải tìm nơi có nhiều yến tập trung, thoáng đãng, không có vật cản cho đường lượn của yến. Nhiệt độ, khí hậu thích hợp.
- Dựng nhà yến đảm bảo đúng kĩ thuật theo tiêu chuẩn:
- Có thể xây một ngôi nhà mới hoặc tận dụng ngôi nhà đang ở để làm chỗ nuôi yến. Sao cho chi phí xây dựng ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.
- Độ cao của mỗi tầng nhà yến ít nhất là 2m đối với vùng lạnh, trên 2m đối với vùng có nhiệt độ cao hơn. Có các khoang thông tầng, làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như các hang, vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Không nên xây 1 tầng vì nó quá thấp, không thuận tiện cho đường bay của yến, không đẩm bảo nhiệt độ.
- Kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà cần nhớ là phải đảm bảo được độ ẩm từ 75-90%, tức là nhiệt độ 27-29 độ C. Để tạo được độ ẩm như trên, chúng ta cần tạo độ cao của căn nhà yến hợp lí. Muốn giữ được nhiệt độ ổn định, phải chú ý đến hệ thông thông gió. Ống thông gió phải được lặp đặt đúng kĩ thuật. Cũng có thể sử dụng quạt thông gió.
- Lắp đặt hệ thống giá làm tổ:
- Nguyên liệu bằng giá gỗ. Đảm bảo độ mềm, không được có mùi để chim dễ dàng bám đậu. Thông thường làm bằng gỗ dừa, gỗ bạch tùng, gỗ thông trắng…Kích thước 2x17x200cm; 2x120x200cm
- Khoảng cách chiều ngang ô khoảng 45-50cm, chiều dài khoảng 90-110cm. Chiều dài của giá tổ được lắp đặt vuông góc với đường truyền của ánh sáng và đảm bảo sao cho giảm thiểu tối đa ánh sáng phản chiếu lên giá tổ. Có thể làm giá tổ bằng bê tông hoặc đá tự nhiên….
Lắp đặt giá làm tổ yến
- Dẫn dụ chim yến:
- Dùng âm thanh ngoài để quyến rũ yến. Âm thanh lắp đặt vào chỗ ra vào và đường luồng thật hiệu quả để dụ yến vào phòng. Chọn những thiết bị âm thanh thật giống với tiếng chim yến là kĩ thuật cần thiết nếu bạn muốn nuôi chim yến trong nhà.
- Rắc phân yến trong nhà nuôi yến.
- Làm tổ giả để lừa chim yến.
- Theo dõi chim yến sinh sản:
- Chim yến sinh sản theo mùa, thường vào khoảng giũa tháng 1 chim bắt đầu xây tổ, đấn khoảng cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi con.
- Thời gian sinh trưởng và sinh sản của chim yến khoảng 8-10 tháng. Chim xây tổ từ 30-80 ngày. Giao phối và đẻ trứng khonagr 5-8 ngày. Thời gian từ lúc ấp đến lúc trứng nở từ 23- 30 ngày. Chim non từ khi nở đến khi bay ra khỏi tổ khoảng trên 40 ngày.
- Nếu để chim tự ấp thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Mỗi chu kì sinh sản của yến khoảng 3-4 tháng, trong đó có 1-2 tháng là xây tổ, 2- 2,5 tháng là ấp nở, nuôi con.
- Phòng bệnh cho đàn yến
Gần đây do ô nhiễm môi trường, do sự biến đổi của khí hậu mà các gia cầm thường mắc bệnh cúm. Vì vậy phòng bệnh cho đàn yến là việc hết sức quan trọng trong kĩ thuật nuôi yến trong nhà
Những bệnh yến thường mắc phải phổ biến là chân sưng tấy và đỏ. Biểu hiện của bệnh là yến đứng hay co một chân. Nguyên nhân chính là do chim ít vận động, có thể do gen di truyền hoặc do kí sinh trùng như mạt, rệp, ve tấn công. Điều trị bằng cách sát khuẩn như oxy già, cồn…
- Thu hoạch yến
- Thu hoạch trước khi yến đẻ trứng:
- Thu hoạch trong trường hợp yến không thể nâng đàn được nữa. Lúc này chim yến làm tổ nhưng chưa đẻ chứng. Cách này gọi là cưỡng đoạt(trộm tổ), thu hoạch kiểu này tổ không được đảm bảo chất lượng như cách thu hoạch tự nhiên.
- Thu hoạch trường hợp nâng đàn(nhà yến mới xây). Khi thu hoạch cần phải thực hiện đúng phương pháp, không được làm ảnh hưởng đến yến.
- Thu hoạch khi yến đẻ 2 cái trứng: Thời điểm thích hợp khi các bạn quan sát thấy trong tổ có 2 quả trứng thì tiến hành lấy tổ. Thu hoạch thời điểm này yến đã đầy đủ cấu trúc, tổ yến dày hơn, hiệu quả dinh dưỡng cao hơn.Tuy nhiên thu vào thời điểm này sẽ làm đàn yến khó sinh trưởng.
- Thu hoạch tổ yến sau khi chim non rời tổ: ở thời điểm này bạn sẽ được lợi là tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do khi chim non bay khỏi tổ chúng sẽ tiếp tục xây tổ mới.Tuy nhiên tổ lúc này sẽ chứa nhiều tạp chất, công đoạn làm sạch sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Có thể nhận thấy rằng, cả 3 cách lấy tổ đều có nhưng ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy nên kết hợp cả 3 cách để đảm bảo số lượng tổ thu hoạch được và khả năng duy trì đàn yến được ổn định.
Thu hoạch yến
Những điều cần lưu ý trong kĩ thuật nuôi yến trong nhà:
- Lựa chọn không gian xây nhà yến khi nuôi chim yến trong nhà
- Xây nhà đảm bảo kĩ thuật.
- Lắp đặt các hệ thống trong nhà yến theo thông số, kĩ thuật của chuyên gia nghiên cứu về nhà yến.
- Lựa chọn âm thanh, phương thức dụ yến hiệu quả.
- Chăm sóc và phòng bệnh cho yến kịp thời.
- Thu hoạch đúng cách.
- Tiết kiệm chi phí ở mức tối thiểu.
Người nuôi yến trong nhà cần phải có những kinh nghiệm, kĩ thuật nhất định mới thành công. Có thể nói nghề nuôi yến vừa là một nghệ thuật nhưng cũng cần phải đảm bảo những kĩ thuật nghiêm ngặt. Với cách nuôi yến trong nhà mà vuayen.vn chia sẻ, hi vọng các bạn sẽ thành công!
Bài viết liên quan: