Nội dung chính
Là món ăn bổ dưỡng nên lượng cung cấp yến tự nhiên không đủ, nhu cầu nuôi yến trở nên vô cùng thiết yếu. Trên thực tế, kĩ thuật nuôi yến đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu. Vậy những yếu tố nào giúp nuôi yến thành công?
Làm thế nào để nuôi yến trong nhà?
Ở Việt Nam, chim yến thường làm tổ và sinh sống trong các hang đảo tự nhiên. Những năm gần đây xuất hiện phân loài chim yến nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Chim yến nhà là loại chim yến được các gia đình hoặc các cơ sở nuôi tại các nhà yến chuyên dụng. Hiện nay, phân loài chim yến nhà được phân bố hầu hết ở các địa phương từ Thanh Hóa đến Cà Mau. Đặc biệt phân bố lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung đến các tỉnh nam Bộ.
Mô hình nhà nuôi yến
Nghề nuôi yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với quy mô rộng lớn và có nhiều triển vọng. Vậy làm thế nào để có thể nuôi yến trong nhà? Trước hết cần phải có quy trình từ xây dựng nhà nuôi yến đến việc lựa chọn giống yến nuôi. Và quan trọng hơn cả chính là kĩ thuật nuôi yến – đó chính là yếu tố quan trọng giúp nuôi yến thành công.
Yếu tố quan trọng giúp nuôi yến trong nhà thành công:
Chọn yến nuôi
- Chọn yến có đuôi ngắn, không chẻ
- Lưng không có khoảng trắng
- Đập cánh liên tục khi bay, không bao giờ đậu.
Vị trí nuôi yến
- Cần một căn nhà yến có sẵn.
- Nhà yến nằm trên đường yến bay đi kiếm ăn
- Gần ao, hồ, mặt nước.
- Không có niều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn.
Kết cấu và kích thước nhà yến
- Nhà khung bê tông cốt thép, mái đổ bê tông, tường xây gạch 20cm.
- Nhà cấp 4, cột gạch, tường xây gạch 20cm, mái tôn cách nhiệt.
- Nhà khung thép tiền chế, tường bằng mái tôn cách nhiệt.
- Kích thước nhà nuôi yến trung bình là 5m x 20m. Kích thước lí tưởng là 8m x20m, tối thiểu là 4m x 10m.
- Lỗ ra vào có chiều cao từ 30 – 40cm, chiều ngang từ 50 – 70cm.
- Kích thước vòng lượn tối thiểu 4m x 4m, chiều cao từ 2m -2,5m.
- Kích thước các phòng trong nhà tối thiểu 4m x 4m, tối đa là 8m x 16m, chiêu cao tối thiểu 2,2m, tối đa 3m.
- Lỗ thông tầng từ 1m x 1m.
Nhiệt độ và ánh sáng trong nhà yến
Ống thoáng khí trong nhà yến
- Nhiệt độ thích hợp từ 26-30 độ, lí tưởng là 28-29 độ.
- Độ ẩm thích hợp từ 70%-80%, lí tưởng là 75%-80%.
- Ánh sáng thích hợp từ 0,02 – 0,10 lux
- Có hệ thống thông hơi, thoáng khí.
Âm thanh và mùi bầy đàn
- Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại, chủ yếu gồm 3 loại chính: Loại dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại; loại tiếng để thu hút chim chui vào nhà; loại còn lại là tiếng trọng khiến chim yến tưởng đã có đàn ở trong đó.
- Tiếng âm thanh ngoài và tiếng hút được mở từ 5h sáng đến 8h tối. Tiếng trong được mở từ 5h sáng – 12h đêm. Không nên mở qua đêm.
- Dùng các dung dịch tạo mùi yến: Trên thị trường có rất nhiều dung dịch tạo mùi yến như bột rải sàn KW3, PW-Cair, PW Concentrate, Love Potion… và phân chim yến thật. Tùy theo công trình và điều kiện mà lựa chọn cho phù hợp.
Điều kiện để nuôi yến trong nhà
- Nhà có diện tích khoảng 100m2 trở lên. Nếu ở nông thôn điều kiện thiên thiên và không gian thoáng đãng, đường lượn của chim yến sẽ thuận lợi hơn. Nếu ở thành phố, nhà nuôi yến phải cao hơn những nhà xung quanh, có chuồng của yến lượn theo mô hình tự nhiên.
- Những người muốn nuôi yến, có điều kiện thực hiện nuôi yến trong nhà cần tham khảo kĩ các kĩ thuật nuôi yến, nên mời đội ngũ tư vấn về khảo sát địa hình, hỗ trợ kĩ thuật. Chú ý, vùng muốn nuôi yến đạt số lượng chim yến khả quan mới đầu tư xây dựng nhà yến được.
- Nếu muốn, nhà đang ở cũng có thể nuôi yến bằng cách nâng thêm tầng, mời bên tư vấn thiêt kế, kiểm tra, hướng dẫn các bạn đúng quy cách.
- Nếu xây nhà yến mới, hoàn toàn riêng biệt với nơi ở và sinh hoạt của gia đình thì cần tìm nơi thoáng đãng, không gian rộng và đảm bảo đúng quy cách. Mô hình nhà nuôi yến này sẽ thu được nhiều thành công.
Lỗ ra vào của nhà yến
Đặc điểm tập tính sinh sản của yến
Chim yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim yến đực và chim yến cái cùng nhau làm tổ, cũng ấp và nuôi con. Chúng sinh sống khá ổn định, bay đi, bay về theo đúng hướng và đúng tổ.
Chim yến từ 8-10 tháng tuổi thì thành thục và đẻ trứng lần đầu. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao phối và đẻ trứng từ 5-8 ngày, ấp từ 23- 30 ngày. Từ khi nở đến khi yến bay được khoảng từ 40-43 ngày. Chim yến nuôi trong nhà bắt cặp ghép đôi sống chung nhau sau 3-4 tháng tuổi.
Nếu nuôi yến trong nhà, để chim tự ấp nở thì mỗi năm cặp chim đó chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kì sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng xây tổ và 2 đến 2,5 tháng ấp nở và nuôi con. Có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.
Mục đích chim yến tổ trắng làm tổ là để đẻ trứng, ấp và nuôi con, không phải làm tổ để ở nên chim yến không di cư vào mùa đông. Nhịp độ sinh sản của yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ thì lấy tổ. Chim không có chỗ ấp nở nuôi con sẽ lập tức làm lại tổ khác, người nuôi sẽ thu hoạch được nhiều tổ.
Tổ yến nuôi trong nhà
Như vậy có thể thấy, nuôi yến trong nhà là cả một nghệ thuật, nếu bạn chắc chắn muốn đầu tư khởi nghiệp bằng nghề này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Vì hiện nay trên thị trường giá 1g tổ yến thô cũng như các chế phẩm của nó khá cao, nhu cầu người mua rất lớn. Tuy nhiên để nuôi yến trong nhà thành công, chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ về kĩ thuật làm nhà yến, nghệ thuật dụ yến…
Làm việc gì cũng cần niềm đam mê thực sự, nhưng nếu chỉ có đam mê thôi chúng ta không thể thành công được. Vì vậy, nếu bạn nào có khả năng khởi nghiệp từ nghề này, yêu nghề này hãy liên hệ với những nhà tư vấn tiềm năng nhé!
Nếu thực sự bạn có niềm đam mê với nghề nuôi yến trong nhà thì đừng bỏ qua bài viết này từ vuayen.vn. Chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một công trình nuôi yến trong nhà thật hoàn hảo.
Bài viết liên quan: